Dù còn khá xa lạ với môi trường kinh doanh Việt Nam, nhưng các công ty offshore mang lại những lợi ích khổng lồ cho những người giàu, doanh nhân Việt Nam cũng như toàn thế giới. Các thông tin dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu sơ lược về việc các doanh nghiệp này đang hoạt động như thế nào.
Chức năng của công ty offshore chủ yếu là để tận dụng nhiều ưu đãi khi không kinh doanh nội địa ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số chức năng cơ bản:
- Miễn thuế
- Giảm thuế
- Trách nhiệm hữu hạn tại nước ngoài
- Bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài
Miễn thuế
Công ty miễn thuế được phần lớn cá nhân, công ty đầu tư tại nước ngoài vận dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 90% trên tổng số công ty offshore miễn thuế đang hiện hữu. Ví dụ công ty Đài Loan thường hoàn tất mọi sổ sách kế toán từ công ty Offshore, sau đó chuyển về nước kết hợp sổ sách của công ty Đài Loan tiến hành hạch toán thuế hoặc hạch toán tài chính. Thông thường loại hình công ty offshore chúng tôi thiết lập đều có tên gọi là IBC hay LLC, các công ty offshore cổ điển điển hình được nhiều người biết đến nhất là: B.V.I, Panama, Bahamas, Brunei, Belize, Hồng Kông, Cayman Island. Các doanh nghiệp Đài Loan thường vận dụng công ty offshore đầu tư thiết lập xưởng, văn phòng tại Trung Quốc, đến khu vực bảo hộ thuế thành lập công ty thương mại, công ty thương mại quốc tế, ứng dụng vào mô hình thương mại XNK 3, 4 bên.
Giảm thuế
Các công ty vừa và lớn hoặc các công ty cổ phần có niêm yết chứng khoán thường vận dụng nhiều đến chức năng này. Do liên quan đến các vấn đề tiền bạc khá lớn, hơn nữa việc đầu tư đến các nước (bao gồm công ty offshore) buộc phải công khai sổ sách, cần có những nhân viên kế toán thâm niên hoặc trưởng phòng kế toán của các công ty có qui mô lớn mới có thể hiểu rõ dược cơ cấu và các vấn đề khác biệt của chức năng này, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khoảng không gian về lợi ích thuế. Phần lớn cá nhân và các công ty có qui mô vừa và nhỏ được thành lập tại nước ngoài, do cách thức thực hiện sổ sách có nhiều khác biệt nên đa số đều sử dụng chức năng miễn thế của công ty cảnh ngoại để thao tác. Ví dụ khi doanh nghiệp Việt Nam dùng công ty offshore đến đầu tư thành lập xưởng tại Trung Quốc (hoặc tại Việt Nam), việc lựa chọn một quốc gia có mức thuế suất thấp (khoảng 1-3%) làm công ty mẹ hay dùng làm nơi xuất hoá đơn thật sự cần thiết cho nhà đầu tư. Trong số các quốc gia này điển hình nhất là đảo Labuan trực thuộc Malaysia, Cypruss và Maderia (Bồ Đào Nha), do các nơi đây đều có ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần DTT với Trung Quốc nhằm hưởng các mức thuế suất ưu đãi khi chuyển lợi nhuận về nước, từ 20% giảm xuống còn 10%, 5% hoặc thậm chí 0%.
Chức năng hữu hạn tại nước ngoài
Nếu cá nhân hoặc công ty Việt Nam tùy ý ký kết các biên bản ghi nhớ về đầu tư, thuê xưởng (phòng ốc), hợp đồng mua bán hoặc các bản thoả thuận khác, thì sau đó khi đầu tư có biến đổi hoặc lợi ích cá nhân bị tổn thất to lớn thì cá nhân và công ty Việt Nam phải hoàn chịu trách nhiệm tố tụng từ phía nước ngoài. Nếu như trước đó có thông qua công ty offshore để ký kết hợp đồng sẽ không cần thiết phải gánh chịu một trách nhiệm cụ thể nào về mặt kinh tế, nhiều lắm chỉ tổn thất phần nào về mặt uy tín công ty, Hoặc trong trường hợp đối phương rắp tâm muốn lường gạt, dụ dỗ nhà đầu tư vào cạm bẫy thì công ty offshore trong lúc này đích thực là một công cụ hữu ích giúp bạn thoát khỏi hiểm cảnh khó lường.
Chức năng bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài
Hầu như 100% các công ty offshore đăng ký tại các quốc gia cho phép thành lập công ty offshore đều có một điểm chung là được quyền bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài đồng thời các quốc gia trọng điểm trên thế giới đều áp dụng chính sách không thu thuế đối với các khoản lợi bảo lưu của công ty offshore. Ví dụ trước đây, Đài Loan qui định các công ty trong nước muốn bảo lưu lợi nhuận tại nước ngoài, phải đóng 10% thuế còn các công ty thuộc offshore thì được miễn thuế. Từ năm 2006 trở đi, sau khi Đài Loan chính thức thi hành chế độ trách nhiệm thuế thấp nhất, đối với công ty sẽ áp dụng mức thuế 10%(Bắt đầu từ 01/01/2006) còn đối với cá nhân sẽ áp dụng mức thuế 20% (Bắt đầu từ 01/01/2009). Vì vậy, nhà đầu tư nên sử dụng từ 2 công ty offshore trở lên để đầu tư đến Trung Quốc ( Hoặc Việt Nam,…) hay các nước khác để có thể bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài.
Công ty nước ngoài tại các khu vực ưu đãi
Tùy theo hình thức cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng nên cân nhắc trước khi lựa chọn địa điểm khu vực để thành lập công ty nước ngoài phù hợp nhất. Tuy nhiên quyết định này không chỉ dựa trên chi phí mà còn dựa trên chất xám, thị trường, mục tiêu chiến lược và khả năng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Khi chọn lựa vùng hoặc khu vực để thành lập công ty khách hàng chỉ cần chú ý một số đặc điểm chính của các loại hình, lợi thế, ưu đãi nhất như sau :
- Thành lập và giải thể đơn giản
- Bảo mật thông tin cổ đông, thành viên
- Bảo vệ tài sản tốt nhất
- Được bảo vệ bởi luật thương mại quốc tế tốt
- Ưu đãi thuế, miễn thuế 100 % kinh doanh nước ngoài
- Bảo lưu lợi nhuận không kỳ hạn tại nước ngoài
- Được bảo chứng tôn trọng trong kinh doanh quốc tế
- Không bắt buộc phải thuê giám đốc, thư ký là người địa phương
- Không báo cáo thuế, không kiểm toán (chi phí báo cáo, kiểm toán ở nước ngoài thường rất cao)
- Nằm ngoài danh sách cảnh báo của
- Được phép mở tài khoản ở các ngân hàng quốc tế uy tín nhất
Bảng so sánh các ưu đãi của các nước và khu vực
TT | Tên Nước | Mức Thuế | Giam đốc địa phương | Công khai giám đốc | Công khai thành viên | Yêu cầu kiểm toán | Báo cáo thuế |
1 | Belize | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
2 | BVI | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
3 | Seychelles | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
4 | Singapore | Miễn thuế kinh doanh nước ngoài | Có | Có | Có | Có | Có |
5 | Hong Kong | Miễn thuế kinh doanh nước ngoài | Không | Có | Cố | Có | Có |
6 | Brunei | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
7 | Labuan | 3% | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
8 | Cayman | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
9 | Cyprus | 12,5% | Có | Có | Có | Có | Có |
10 | Samoa | Miễn thuế | Không | Bảo mật | Bảo mật | Không | Không |
Thủ tục đăng ký mở công ty nước ngoài tại các nước và khu vực
Để thành lập công ty nước ngoài tại các quốc gia lãnh thổ nhiều ưu đãi thủ tục để thành lập cực kỳ đơn giản nhanh chóng, quý khách hàng chỉ cần cung cấp một số loại giấy tờ sau:
Giấy tờ :
Hộ chiếu còn hạn sử dụng (Photocopy)
Một trong những hóa đơn sau và phải có tên, địa chỉ của người thành lập cty ghi trên hóa đơn và phải trong 3 tháng gần nhất: điện thoại bàn, điện thoại di động, điện, nước, sao kê tài khoản ở ngân hàng và có đóng dấu ngân hàng. Nếu hóa đơn đó không có tiếng Anh thì phải dịch và công chứng.
Chuẩn bị 03 tên công ty dự định:
Quý khách cần cung cấp 03 tên cho công ty dự định thành lập để công ty chúng tôi kiểm tra có trùng tên ,đã bi doanh nghiệp khác đăng ký hay chưa và chúng tôi sẽ chọn theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Nếu cả 03 tên đó đã bị đăng ký, Quý khách hàng phải cung cấp lại cho chúng tôi 03 tên khác và quy trình lặp lại như trên.
Kế hoạch kinh doanh:
Quý khách cần cung cấp nội dung kinh doanh cho công ty dư định thành lập bao gồm: kinh doanh loại hàng gì , mua từ đâu, bán ở đâu,
Cấu trúc cổ đông:
Quý khách cần cung cấp chi tiết thông tin về từng cổ đông: Tên, địa chỉ, số lượng cổ phẩn nắm giữ (%)
Sau khi cung cấp đấy đủ những thông tin nêu trên, và nộp phí công ty chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục thành lập công ty cho quý khách.
Thời gian hoàn thành mở công ty nước ngoài
Tùy thuộc vào một số quy định các quốc gia. Thông thường thời gian khoàng 3 ngày đến 7 ngày làm việc tùy từng nước đối với thành lập mới hoàn toàn
Thời gian mua công ty có sẵn
Khoảng 03-05 ngày làm việc đối với mua công ty đã thành lập sẵn.
Hoạt động trên thực thế
Thực tế, công ty Offshore không còn quá xa lạ với giới kinh doanh. Thế nhưng, chỉ sau khi Hồ sơ Panama được công bố kèm theo danh sách các tổ chức, cá nhân mở công ty tài khoản ở nước ngoài, mới được nhiều người biết đến. Sau khi danh sách cụ thể được công bố, nhiều nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Nam đã xuất hiện trong danh sách này như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, TGĐ Vietjet Air; ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI hay bà Đàm Bích Thủy – cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng ANZ…
Offshore là gì?
Offshore là tổng hợp của tất cả các hoạt động quản lý, đăng ký, hoạt động ở quốc gia bên ngoài, thường là quốc gia có ưu đãi về tài chính, luật pháp và thuế.
Dùng Offshore như thế nào để có lợi nhuận?
Phân tích của ông Đỗ Hoài Nam:
“Hãy thử tưởng tượng, bạn có một công ty công nghệ, nghĩ ra 1 sản phẩm và bán nó online trên toàn cầu. Khi đó, một công ty offshore ở BVI, Cayman hay là Panama sẽ có lợi thế nào?
Nếu mở công ty trong nước, đặt hàng sản phẩm hết 100 USD, chi phí hoạt động hết 100 USD, bán sản phẩm được 300 USD, lãi 100USD và phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 30. Bạn sẽ còn lại 70USD.
Nào, nếu bây giờ ta mở thêm cái offshore, chuyên để bán hàng online đi khắp toàn cầu. Công ty này sẽ “mua bản quyền” công nghệ của công ty trong nước với giá 100 USD, vẫn đặt hàng nhà sản xuất hết 100 USD cho sản phẩm và vẫn thu 300 USD từ người mua hàng.
Khi đó, công ty trong nước của bạn sẽ có doanh thu 100 USD và chi phí hoạt động là 100 USD . Tức là kinh doanh hoà vốn, không phải đóng thuế. Còn công ty offshore thì lại vẫn lãi 100 USD nhưng cũng ko phải đóng thuế vì được setup (lập công ty) ở Tax Haven (thiên đường thuế) như Panama, BVI, Cayman..v.v…
Nếu số tiền lãi này được chia cổ tức lại cho bạn thì bạn vẫn phải đóng thuế như thường. Tuy nhiên, cái hay nó lại nằm ở chỗ này: Nếu bạn “tái đầu tư” số tiền lãi đó thì sẽ được “hoãn” thuế. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì bạn sẽ “hoãn” thuế mãi mãi.
Giả sử mỗi năm lãi của bạn là 1 triệu USD, bạn tái đầu tư liên tiếp và lợi nhuận là 20%, thì sau 10 năm, công ty offshore của bạn sẽ có 26 triệu USD. Trong khi nếu đặt toàn bộ công tty ở trong nước (với 30% thuế thu nhập doanh nghiệp) thì sau 10 năm bạn chỉ có 13,5 triệu USD.
Điều đó có nghĩa là sau 10 năm, bạn có gấp đôi số tiền nếu thành lập offshore, nói cách khác, bạn “đẩy” được lãi trung bình lên thành 2,5 triệu USD/năm thay vì 1 triệu USD/năm.
HỆ THỐNG NHƯ TRÊN LÀ HOÀN TOÀN HỢP PHÁP
Lợi ở chỗ bạn có thể “hoãn” thuế chứ không phải là “trốn” thuế.
Chính vì vậy, không phải ai có tên trong Panama Paper là phạm pháp. Họ chỉ phạm pháp khi nguồn gốc số tiền của họ không hợp pháp thôi”.
Ví dụ đơn giản trên đây chỉ lí giải một cách thuần túy cho những ai chưa hiểu về công ty offshore, chứ chưa thật sự chính xác với thực tế, vì thực tế các mô hình công ty sẽ phức tạp hơn nhiều lần.
Những lợi thế mà công ty offshore mang lại như kể trên chính là lý do khiến các thiên đường thuế trở nên hấp dẫn với các tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới.
Mặc dù để vận hành hệ thống này, cũng tốn chi phí để thuê các công ty luật có tính bảo mật cao chuyên xây dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra luôn thấp hơn lợi ích các công ty nhận được (né được phần lớn tiền thuế).
Ngoài ra, đối với những người giàu có, việc mở công ty và tài khoản tại các thiên đường thuế còn có ý nghĩa giúp bảo vệ tài sản và bảo mật thông tin, bởi các thiên đường thuế này không bao giờ chia sẻ thông tin khách hàng, đảm bảo bí mật tuyệt đối.
Việc hồ sơ Panama được công bố gây ra cơn sốt lớn trên toàn thế giới một phần là vì sự tò mò của thế giới, muốn biết các tỷ phú đang cất giấu tài sản là ai và hoạt động như thế nào.
Nhận định của Việt Nam
Việc mở các công ty offshore ở các thiên đường thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được thuế, các doanh nhân bảo vệ tài sản, bảo mật thông tin.
Offshore là tổng hợp của tất cả các hoạt động quản lý, đăng ký, hoạt động ở quốc gia bên ngoài, thường là quốc gia có ưu đãi về tài chính, luật pháp và thuế.
Vậy, cách thức công ty offshore giúp các doanh nghiệp tránh thuế như thế nào? Lấy ví dụ, bạn có một công ty thương mại A ở Hà Nội, mua một chiếc đồng hồ Rolex từ Thuỵ Sỹ với giá 10$. Nếu công ty A bán chiếc đồng hồ đó với giá 100$, A sẽ thu được lợi nhuận 90$ và đóng thuế khoảng 20% trên số tiền này.
Tuy nhiên, nếu có một công ty offshore B ở British Virgin Islands, công ty B sẽ mua chiếc đồng hồ Rolex cũng với giá 10$, sau đó bán lại cho công ty A ở Hà Nội với giá 100$. Công ty A đem Rolex bán với giá 100$, hoà vốn và không phải đóng thuế. Trong khi đó, công ty B ở nước ngoài cũng không phải đóng thuế nhờ chính sách đặc thù của các ‘tax haven’. Như vậy, doanh nghiệp A đã “né” được việc phải đóng thuế, đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất của các công ty offshore.
Tất nhiên, A chỉ né được thuế khi A và B có mối quan hệ đặc biệt với nhau.
Việc né thuế còn có nhiều cách khác thú vị hơn. Lấy một ví dụ khác về hình thức công ty mẹ – công ty con (holding company), bạn có một công ty A ở Hà Nội, có 100$ tiền mặt để sử dụng mua bán các loại hàng hoá, chi tiêu,….
Tuy nhiên, nếu bạn có một công ty B ở British Virgin Islands, và để 100$ tiền mặt ở công ty B thay vì công ty A. Khi đó, công ty B có thể cho công ty A vay 100$ này, chẳng hạn với lãi suất 50%/năm. Như vậy, công ty A phải trả chi phí lãi vay cho công ty B, nên lợi nhuận sẽ giảm, dẫn đến giảm tiền thuế, còn công ty B nhận được tiền lãi, nhưng khoản tiền lãi này lại không phải đóng thuế. Tổng cộng, 2 công ty của bạn sẽ giảm được tiền thuế ở Hà Nội.
Điểm đáng chú ý là, tất cả các hoạt động như trên đều hoàn toàn hợp pháp và mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhân. Đó là lý do khiến các thiên đường thuế trở nên hấp dẫn với các tổ chức và cá nhân trên khắp thế giới.
Để vận hành hệ thống né thuế này, cũng tốn chi phí để thuê các công ty luật có tính bảo mật cực cao chuyên xây dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra luôn thấp hơn lợi ích các công ty nhận được (né được phần lớn tiền thuế).
Ngoài ra, đối với những người giàu có, việc mở công ty và tài khoản tại các thiên đường thuế còn có ý nghĩa giúp bảo vệ tài sản và bảo mật thông tin, bởi các thiên đường thuế này không bao giờ chia sẻ thông tin khách hàng, đảm bảo bí mật tuyệt đối.
Cũng chính vì thế, việc hồ sơ Panama được công bố gây ra cơn sốt lớn trên toàn thế giới một phần là vì sự tò mò của thế giới, muốn biết các tỷ phú đang cất giấu tài sản là ai và hoạt động như thế nào.
Sau khi tài liệu được công bố, nhiều người nổi tiếng của Việt Nam đã có tên trong danh sách, như ông Nguyễn Duy Hưng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Đàm Bích Thuỷ… Các nhân vật có tiếng này đều bình thản xác nhận thông tin là chính xác, và việc có công ty và tài khoản ở nước ngoài là hoàn toàn hợp pháp.
Các chuyên gia trong sự kiện này cũng cho rằng, không phải cứ có tên trong danh sách của Panama là có hành vi phạm pháp, bởi đây đơn giản chỉ là một danh sách chứ chưa đi kèm bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào.
Được biết, sau khi thông tin về danh sách của Panama được công bố, Tổng cục Thuế đã quyết định sẽ điều tra về khả năng trốn thuế của các cá nhân, tổ chức có liên quan.